Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Những “Thầy Tuồng” Lừng Danh: Nhị Kiều - “Nữ Tướng Không Già” Ca Sĩ: Nhị Kiều    
Ngày Đăng: 04 Tháng 09 Năm 2014

Từ cô gái quê theo đoàn hát vì mê kép cải lương rồi trở thành soạn giả lừng danh như một duyên nghiệp

Theo soạn giả Nguyễn Phương, nữ soạn giả có nhiều kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác phải kể đến Nhị Kiều. Hơn 40 năm làm nghệ thuật, nữ soạn giả Nhị Kiều đã để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị. Bà được mệnh danh là “nữ tướng không già” khi sáng tác không ngừng nghỉ và viết bất cứ lúc nào với bút pháp trẻ trung, trái tim giàu cảm xúc cho đến khi lìa đời.

Yêu thần tượng nên làm soạn giả

Xuất thân là cô gái quê có nhan sắc ở tỉnh Bến Tre, Minh Nguyệt đến với nghệ thuật cải lương bắt đầu từ chuyện mê kép hát. NSND Kim Cương kể: “Năm 1954 - 1955, Đoàn hát Việt Kịch Năm Châu xuống lưu diễn tại tỉnh Bến Tre, hát ở cù lao Minh, cù lao Bảo, qua các quận Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Khâu Băng… Có một cô gái đẹp ở Mỏ Cày theo chân đoàn hát, thường xuyên đến xem vì ái mộ kép hát Tám Vân, người đóng vai Duy Bạt trong tuồng Gió ngược chiều. Nghệ sĩ Tám Vân xúc động trước tình cảm đó nên đã kết nghĩa trăm năm với cô. Cô gái đó tên là Minh Nguyệt và Cô Nguyệt là bút danh những ngày đầu sáng tác của Nhị Kiều. Bà theo chồng không chỉ vì muốn xem thần tượng nghệ thuật của mình hát mà còn muốn ông phải ca, ngâm, diễn xuất những tác phẩm do chính bà viết ra. Với ý chí của mình, bà tự học cách soạn tuồng, cách viết và ca cổ nhạc. Từ đó, giới sân khấu cải lương có một nữ soạn giả tài hoa, được mệnh danh là nữ tướng không già”.

Bà còn là người có tài viết rất nhanh. Thời cải lương hưng thịnh, bà đến phòng thu, ngồi ở bàn viết, bên trong nghệ sĩ thu âm, bên ngoài bà sáng tác, có khi trang bản thảo chưa ráo bút, bài ca đã được chuyển đến để nghệ sĩ thu âm tức thì. Khi phong trào làm video cải lương phát triển, bà viết 3 ngày một kịch bản dựa theo tác phẩm văn học của Hồ Biểu Chánh. NSƯT Vũ Linh nói: “Vở của má Tám Nhị Kiều viết thì khỏi chê, bài ca đâu ra đó, tâm trạng và cảm xúc dạt dào”.

Bút pháp của bà tinh tế, giàu cảm xúc như phân tích của NSND Ngọc Giàu: “Bà viết cho tình yêu và nhịp đập trái tim mình nên mạch văn giàu nỗi niềm, dễ gieo cảm xúc vào lòng người ca, người nghe. Trái tim bà không già bởi những câu vọng cổ bà viết ngày nay nghe lại vẫn thấy nguyên vẹn một trái tim yêu. Các vở: Thanh Xà - Bạch Xà, Gánh hàng hoa, Cung thương sầu giọt đắng, Hoa cẩm chướng, Huyền thoại một chuyện tình, Giọt mưa thu, Lỡ chuyến đò thương, Vết thương kỷ niệm, Vị đắng lá sầu đâu, Trăng nước Lạc Dương Thành, Người khách thương hồ, Nửa đêm chợt tỉnh, Lòng người bạc đen… nghe da diết, chất chứa biết bao điều nhân nghĩa”.

Ham học, mê đọc

Hơn 80 tuổi, bà vẫn còn mê đọc sách. Thú vui của bà là đọc sách cho ông xã nghe khi nghệ sĩ Tám Vân không còn nhìn rõ mặt chữ. “Từ những trang sách đó, bà học cách viết, cách sử dụng văn chương cho từng trang bản thảo kịch bản của mình” - NSƯT Diệu Hiền kể.

Với đức tính ham học, bà luôn nuôi ý nguyện xây dựng nhiều kịch bản hay cho nghề viết của mình. Nhờ kiến thức này mà nhiều soạn giả đồng nghiệp đã chọn bà để hợp soạn những kịch bản cải lương. Soạn giả Nguyễn Phương cho hay: “Có bàn tay của chị Nhị Kiều nhúng vào, những trang bản thảo của chúng tôi trở nên mềm mại, nhất là những lời ca và câu thoại của các nhân vật nữ”.

Phần lớn sáng tác của soạn giả Nhị Kiều được xây dựng theo mạch cảm xúc có hậu như thể loại tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Nhiều bài ca và vọng cổ, lời đối thoại các nhân vật được diễn tả thong dong, dễ hiểu và bộc lộ hết nội tâm của nhân vật trong kịch bản của bà.

Trong 40 năm theo nghiệp sáng tác kịch bản sân khấu cải lương, bà đã gặt hái nhiều thành công và không vấp phải thất bại nào. Sau này, trong chương trình Những cánh chim không mỏi do Đài Truyền hình TP HCM tổ chức để tôn vinh bà và nghệ sĩ Tám Vân, bà đã nói về kinh nghiệm sáng tác của mình: “Bản thân soạn giả dù lớn tuổi cũng phải học để đạt được sự hội nhập cần thiết. Tôi không cho phép ngòi bút mình già cỗi nên vẫn cố mà học”.

Bà được xem là một soạn giả viết nhiều nhất, viết nhanh nhất và cũng là một soạn giả cao niên minh mẫn cho đến khi lìa đời vào năm 2010, thọ 90 tuổi.


Nhiều kỷ lục

Soạn giả Nhị Kiều tên thật là Quản Thị Minh Nguyệt, sinh năm 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Bà sáng tác với bút danh Cô Nguyệt, rồi Hoàng Thị Nguyệt và sau cùng là Nhị Kiều. Sự nghiệp sáng tác của bà có đến 200 kịch bản cải lương, hơn 1.000 bài vọng cổ và hàng chục kịch bản phim cải lương khác.

Soạn giả Nhị Kiều và nghệ sĩ Tám Vân bên nhau trong những năm tháng cuối đời

Ngoài kịch bản viết riêng, từ năm 1963 đến năm 1972, bà đã hợp soạn với các soạn giả khác tạo ra nhiều kịch bản giá trị, như: Hương lúa tình quê, Trăng rụng bến Từ Châu, Kim Hồ Điệp, Lỗi tình cố nhân (với thi sĩ Anh Tuyến); Khói sóng Tiêu Tương (với Hà Triều - Hoa Phượng); Những đứa con lai (với soạn giả Thanh Cao); Mùa sen trắng nở, Mạnh Lệ Quân, Thạch Phá Thiên, Đường về Vạn Kiếp (với soạn giả Nguyễn Đạt); Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Sở Vân, Đường nào lên Thiên Thai (với soạn giả Hoàng Lan); Qua cầu đắng cay, Tâm sự cha tôi, Mùa thu lá bay, Cánh chim bạt gió (với soạn giả Thế Châu)…

Bà cũng phóng tác tiểu thuyết của nhà văn Ngọc Linh thành kịch bản cải lương Nắng sớm mưa chiều, tiểu thuyết của Trang Thế Hy thành tuồng Vầng trăng bên kia sông.

Những ai biết đến “nữ tướng không già” Nhị Kiều đều phải nể bà ở đức tính tiết kiệm. Bà sống mực thước, không chạy theo vật chất nên cuộc sống về chiều rất đạm bạc, thanh cao.

Sources: nld

Nhị Kiều
Tiểu Sử Nhị Kiều
  » Những “Thầy Tuồng” Lừng Danh: Nhị Kiều - “Nữ Tướng Không Già”
  » Soạn giả Nhị Kiều - nghệ sĩ Tám Vân
  » Soạn Giả Nhị Kiều: Đi Về Trọn Vẹn Với Tình Yêu!
  » Nữ Soạn Giả Nhị Kiều, Người Soạn Giả Già Nhất Và Viết Nhiều Nhất Ở Việt Nam
  » Nắng Sớm Mưa Chiều : Tôn Vinh Hai Lão Nghệ Sĩ Tám Vân, Nhị Kiều
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Phương Lê - Vũ Luân Quấn Quýt Ở Sự Kiện
  » NSƯT Phượng Hằng: 'Sợ Khổ Vì Đa Tình, Tôi Mới Có Hôn Nhân Hạnh Phúc'
  » Ảnh Sao 24/6: Khánh Thi Mừng Sinh Nhật Phan Hiển
  » Hồng Đào Mừng Con Gái Út Tốt Nghiệp Đại Học Ở Mỹ
  » Con Gái Quyền Linh Khoe Sắc Khi Diện Lễ Phục Tốt Nghiệp
  » Ảnh Sao 9/6: Con Gái Quyền Linh Được Khen Nhan Sắc "Nữ Thần"
  » Ảnh Sao 30/5: Con Gái 8 Tháng Tuổi Giống Phan Hiển Ngày Bé
  » Con Gái Quyền Linh Diện Váy Siêu Ngắn Đi Thảm Đỏ
  » Hồng Vân Tự Tin Mặc Lại Đồ Ôm Sau 15 Năm
  » Ảnh Sao 13/5: Con Gái Cao 1,7 M Của Hồng Đào Được Khen Xinh Đẹp
  » Ảnh Sao 12/5: Phan Hiển Gọi Khánh Thi Là Mỹ Nhân
  » Lisa Nhà Khánh Thi Được Khen Đáng Yêu Khi Diện Bikini
  » Ảnh Sao 9/5: Vợ Chồng Quyền Linh Tình Tứ Ở Đà Lạt
  » Ảnh Sao 20/4: Hoàng Oanh Nhìn Lại Hai Năm Ly Hôn
  » Trấn Thành Đưa Hari Won "Nhập Cung"
  » Ảnh Cưới Glamping 'Như Đi Chơi' Của Anh Đức
  » Nghệ Sĩ Chí Trung Và Bạn Gái Du Lịch Qua Các Châu Lục
  » Ảnh Sao 11/4: Phan Hiển Tặng Huy Chương Vàng Cho Con Gái 7 Tháng Tuổi
  » Dàn Sao Dự Sinh Nhật Con Gái Quyền Linh
  » Quyền Linh Mất Ngủ Khi Con Gái Lọ Lem Tròn 18 Tuổi