Ngày Đăng: 11 Tháng 08 Năm 2007 Gương mặt nhìn thoáng qua có vẻ hơi khù khờ, hơi cả tin, nhưng đằng sau cặp kính dày cộp ấy là một đôi mắt sáng rất thông minh, một nụ cười hóm hỉnh và một tâm hồn luôn tươi mới. Anh là Đức Khuê, người mang căn bệnh nói nhiều.
Tốt nghiệp đại học Thương Mại hệ chính quy năm 1988, sau 6 tháng chuyển tới chuyển lui nhiều công ty nhưng nghiệp thương mại không giữ chân được Đức Khuê. "Vậy nghề gì mới tạo cảm hứng cho mày làm việc hả? ". Ông cụ thân sinh ra tôi đã phải đập bàn, quát vào mặt cậu con trai duy nhất của mình như vậy. Học và học, để suốt đời phải mang cặp kính dày cộp trên khuôn mặt vốn lúc nào cũng ưu tư của mình. Song, "biết làm thế nào được khi tâm hồn của mình luôn hướng về nghệ thuật". Sẵn có người bà con làm ở Nhà hát Tuổi trẻ, tôi mon men làm nghệ thuật với những công việc hậu trường. Gia đình, bạn bè, không ít người bảo tôi là kẻ "thả mồi bắt bóng". Đến khi Nhà hát Tuổi trẻ tuyển lớp diễn viên khoá II, tôi đã trúng tuyển. Lọt vào danh sách lớp Diễn Viên khoá II (90 - 94) không phải vì có năng khiếu nổi bật, cũng chẳng phải vì ngoại hình đẹp trai hiếm có, chỉ bởi "thấy nó nhiệt tình với nghề diễn quá, thôi thì cho nó một cơ hội". Vì lý do ấy, anh cả của lớp diễn viên khoá II không được nhiều người kỳ vọng. Suốt 4 năm học ở Nhà hát Tuổi trẻ, tôi thường được giao những vai ít ấn tượng với khán giả: Ông già và trẻ con. Kể cả khi tốt nghiệp khoá học, Đức Khuê vẫn chỉ là "ông già" và "trẻ con". Tránh sao những phút xao lòng Hơn 10 năm lăn lộn với nghề, với ánh đèn sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ, không ít lần Khuê ngồi lại và ngẫm xem mình đã lựa chọn hướng đi đúng hay chưa? Tiếp tục sinh nghề, tử nghiệp hay là rẽ sang lối khác để cho vợ con và bố mẹ già được nhờ? Mỗi khi đặt mình xuống giường hoặc những lúc suy tư bâng quơ thì những câu hỏi ấy lại hiển hiện, dường như thách thức bản lĩnh của một diễn viên đang cố sống chết với nghiệp diễn. Những người bạn học cùng nay đã có chỗ đứng, thành công nhất định trên thương trường, nghĩ lại cũng không tránh khỏi những lúc chạnh lòng. Giữa thập niên 90, tôi đã thực sự bế tắc trong sự nghiệp; người nghệ sĩ cũng phải đối mặt với cơm, áo, gạo, tiền của đời thường...Chính những lúc khó khăn đã tôi luyện cho người nghệ sĩ phẩm chất cao đẹp, tôi đã từng ngày cố gắng hoàn thành những vai dù là nhỏ nhất để rút ra được kinh nghiệm. Cũng như cặp kính của anh ngày một dày thêm vì tìm hiểu vốn sống qua những trang sách, đi thực tế để cho những nhân vật mình thể hiện thật hơn, gần với cuộc sống hơn. Rồi cũng có ngày ngẩng mặt với đời Năm 1997, Khuê tham gia phim truyền hình Chiến dịch khoai cụ Khóm nhưng không gây ấn tượng mấy đến khán giả, mãi 2 năm sau với 10 tập phim Lời thề Hypôrát của Đạo diễn Phạm Thanh Phong thì cái tên Đức Khuê mới được khán giả chú ý và nhớ tới. Trong vai chàng bác sỹ say sưa nghiên cứu tử thi vô hồn, để vợ mình phải đi tìm tình yêu thể xác ở người đàn ông khác, tôi đã thể hiện thành công người tri thức lỗi thời, ngơ ngơ ngác ngác với cuộc sống ngày một đang đổi thay ấy.
| Đức Khuê và Quách Thu Phương trong \"Diễm 500 đô\" (Ảnh TT) |
Còn trong điện ảnh, tôi mới chỉ có hai vai phụ trong phim Những ngày tháng đẹp (đạo diễn Nguyễn Quang) và Hà Nội mùa đông 46 (đạo diễn Đặng Nhật Minh). Sau đó tôi được đạo diễn Vương Đức chấm vào vai Thắng trong phim Của rơi; nhân vật có khá nhiều điểm tương đồng với Khuê: cũng cần cù làm việc, chân thành, nghiêm túc, hơi ngơ ngác trong cuộc sống, cũng bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục và lối sống của gia đình. Nhưng có một điểm khác nhân vật Thắng là tôi lấy vợ sớm hơn. Chính nhờ nhân vật này mà Khuê đã tạo được một dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp của mình . Khuê rất tin vào luật nhân quả, tôi nghĩ mình sống thế nào thì con cái cũng sẽ sống thế, như giọt mưa ở trên giọt gianh cùng rơi xuống một chỗ... Rồi đến anh kỹ sư Hải, một anh chàng muộn vợ (phim truyền hình Hoa đào ngày tết - Đạo Diễn NSƯT Xuân Sơn), vì muốn vừa lòng ba mẹ mà anh đã thuê một cô cave về nhà mình làm vợ trong ngày Tết...được Khuê khắc hoạ khá rõ nét. Người diễn viên đã thể hiện được những nhân vật ấy phải là người có tài, đã mang cái tôi thổi vào từng nhân vật, thật và đời thường biết bao. Khuê đến với công chúng như chính vẻ ngoài của anh, điềm đạm, nhẹ nhàng, sâu lắng, đọng lại một ấn tượng riêng và rõ nét trong lòng khán giả.
| Đức Khuê (ngoài cùng bên phải) cùng các bạn diễn NHTT |
Không dừng lại ở thể loại chính kịch, tôi tham gia đóng phim truyền hình và điện ảnh. Tham gia diễn hài bằng tiểu phẩm Bệnh nói nhiều, tôi đã gặp may khi tiểu phẩm này gây xôn xao và được công chúng đón nhận nhiệt tình, đâu đâu cũng thuộc lòng câu: "Lúc nói dối lại tin, lúc nói thật lại không tin....giá trị đảo lộn hết cả..." của một bệnh nhân tâm thần, một nhân vật khác hoàn toàn với những nhân vật trước đây tôi đã thể hiện. Đức Khuê đã dành đươc giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất trong Liên hoan phim lần thứ 14. Thế nhưng, trên chính "lãnh địa" của mình là sân khấu thì Đức Khuê mới được một giải thưởng nhỏ là Huy chương Đồng cho vai Phó Độ trong vở Vũ Như Tô.
Sources: vietbao |
|
|