Ngày Đăng: 25 Tháng 06 Năm 2018 Nghệ sĩ nhiều lần xúc động trong đêm nhạc “Một đời nhớ, một đời thương” vì cảm nhận tình cảm của bạn bè, khán giả.
Tối 24/6, đêm nhạc Một đời nhớ, một đời thương diễn ra tại rạp Đại Nam (Hà Nội). Liveshow kỷ niệm 40 năm ca hát của NSƯT Hồng Liên là câu chuyện về cuộc đời bà. Mạch kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Đêm nhạc gồm ba phần: "Một đời nhớ", "Một đời thương" và "Phút tĩnh tâm".
| NSƯT Hồng Liên (thứ hai từ phải sang) trong phần giao lưu với khách mời. |
“Một đời nhớ” tuyển chọn một số nhạc phẩm tiêu biểu từ những ngày nghệ sĩ nhập ngũ, tham gia đoàn văn công của Tổng cục hậu cần, đem tiếng hát phục vụ chiến sĩ vùng biên giới. Trong “Một đời thương”, Hồng Liên thể hiện những ca khúc trữ tình dân ca như: Giận mà thương, Khúc hát ru của người mẹ trẻ, Hoa cau vườn trầu. Phần cuối là một số bài hát mang âm hưởng Phật giáo như Lạy Phật Quan Âm, Tịnh tâm niệm Phật, Vui trong ánh đạo. Về hưu từ năm 2012, Hồng Liên chia sẻ bà có cơ hội được đi hát nhiều nơi và bén duyên với cửa Phật.
Phần đầu chương trình, Hồng Liên khiến khán giả lo lắng. Giọng ca Trường Sơn đông, Trường Sơn tây lên cao độ bị rè, lộ điểm yếu về sức khỏe. Sau tiết mục Dòng sông và tiếng hát - mở đầu phần hai - Hồng Liên xử lý ổn định cho đến cuối đêm nhạc. Trước đêm diễn, NSƯT Hồng Liên bị đau lưng, khó đứng lâu một chỗ và ảnh hưởng đến cột hơi. Trong hậu trường, bà hồi hộp và luôn miệng cầu khấn tổ nghề phù trợ để chương trình diễn ra suôn sẻ.
Đêm nhạc thấm đẫm cảm xúc trong các tiết mục song ca. Phần lớn nghệ sĩ khách mời tham gia đêm nhạc là đồng nghiệp của Hồng Liên tại Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam. Người gắn bó lâu nhất với Hồng Liên là Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hoa. Thanh Hoa hát đơn ca Tàu anh qua núi và song ca Hồng Liên trong Làng lúa, làng hoa. Trên sân khấu, hai nghệ sĩ ôm chặt nhau. Thanh Hoa chia sẻ bà thân Hồng Liên hơn 30 năm. Khi thể hiện Làng lúa làng hoa, Thanh Hoa xúc động vì rất lâu cả hai mới có dịp hát lại ca khúc nổi tiếng một thời. Việt Hoàn cũng là khách mời trong đêm nhạc. Với anh, giọng ca Trường Sơn đông, Trường Sơn tây là người hiền lành, sống giản dị nhưng lại chịu nhiều thua thiệt trong chuyện tình cảm. Ngoài ra, đêm nhạc còn có sự góp mặt của Ngọc Ký, Châu Tuấn, Hải Đăng.
| NSND Thanh Hoa (trái) gắn bó Hồng Liên suốt 30 năm. |
Qua từng tiết mục, Hồng Liên nhận được tràng pháo tay động viên, cổ vũ từ khán giả. Nghệ sĩ biến hóa tạo hình, gợi kỷ niệm trong đêm nhạc. Trong những nhạc phẩm trữ tình cách mạng, bà hóa nữ thanh niên xung phong, tóc buộc hai bên, đầu đội mũ tai bèo. Vào phần dân ca, Hồng Liên diện áo dài, họa tiết hình bông sen hay quần đen, áo xẻ tà gợi tả chất mộc mạc. Màn trình diễn của NSND Thanh Hoa cũng được đón nhận nồng nhiệt. Sau khi Thanh Hoa thể hiện Tàu anh qua núi, khán giả "đòi" nghệ sĩ hát thêm và lên lại nốt cao trong ca khúc. Giọng ca nhận lời, thể hiện đoạn cuối bài hát trong tiếng reo hò của người xem.
Sau tiết mục song ca với NSƯT Hồng Năm, Hồng Liên ở lại sân khấu giao lưu với khán giả. Trước những tràng pháo tay cổ vũ, động viên, Hồng Liên nghẹn ngào, không kìm nén được cảm xúc. Bà cho biết bản thân như đang mơ bởi chưa bao giờ nghĩ có một đêm nhạc của riêng mình. “Khi mọi người đề nghị làm chương trình, tôi đã chùn bước vì nghĩ sức khỏe mình không tốt, kinh phí eo hẹp không đủ biến ước mơ thành hiện thực. Tôi may mắn được bạn bè hỗ trợ, khán giả yêu thương nên mới có thể tổ chức Một đời nhớ, một đời thương”.
Hồng Liên từng thổ lộ bà tổ chức đêm nhạc kỷ niệm 40 năm ca hát vào tháng 6 vì đó là mùa sen nở. Nghệ sĩ cũng mang tên loài hoa này. Vì vậy, màu sắc chủ đạo trên sân khấu là màu hồng, pha ánh vàng. Gần 100 bông sen được dùng tạo bối cảnh gợi cảm giác dung dị, gần gũi và mộc mạc. Đêm nhạc không đặt nặng về số lượng tiết mục mà tạo điểm nhấn ở mặt cảm xúc. Phần biên tập chương trình cân đối, tiết mục khách mời xen kẽ hợp lý, đủ thời gian để Hồng Liên giữ sức và chuẩn bị cho các ca khúc sau đó.
Qua từng tiết mục, Hồng Liên nhận được tràng pháo tay động viên, cổ vũ từ khán giả. Nghệ sĩ biến hóa tạo hình, gợi kỷ niệm trong đêm nhạc. Trong những nhạc phẩm trữ tình cách mạng, bà hóa nữ thanh niên xung phong, tóc buộc hai bên, đầu đội mũ tai bèo. Vào phần dân ca, Hồng Liên diện áo dài, họa tiết hình bông sen hay quần đen, áo xẻ tà gợi tả chất mộc mạc. Màn trình diễn của NSND Thanh Hoa cũng được đón nhận nồng nhiệt. Sau khi Thanh Hoa thể hiện Tàu anh qua núi, khán giả "đòi" nghệ sĩ hát thêm và lên lại nốt cao trong ca khúc. Giọng ca nhận lời, thể hiện đoạn cuối bài hát trong tiếng reo hò của người xem.
Sau tiết mục song ca với NSƯT Hồng Năm, Hồng Liên ở lại sân khấu giao lưu với khán giả. Trước những tràng pháo tay cổ vũ, động viên, Hồng Liên nghẹn ngào, không kìm nén được cảm xúc. Bà cho biết bản thân như đang mơ bởi chưa bao giờ nghĩ có một đêm nhạc của riêng mình. “Khi mọi người đề nghị làm chương trình, tôi đã chùn bước vì nghĩ sức khỏe mình không tốt, kinh phí eo hẹp không đủ biến ước mơ thành hiện thực. Tôi may mắn được bạn bè hỗ trợ, khán giả yêu thương nên mới có thể tổ chức Một đời nhớ, một đời thương”.
Hồng Liên từng thổ lộ bà tổ chức đêm nhạc kỷ niệm 40 năm ca hát vào tháng 6 vì đó là mùa sen nở. Nghệ sĩ cũng mang tên loài hoa này. Vì vậy, màu sắc chủ đạo trên sân khấu là màu hồng, pha ánh vàng. Gần 100 bông sen được dùng tạo bối cảnh gợi cảm giác dung dị, gần gũi và mộc mạc. Đêm nhạc không đặt nặng về số lượng tiết mục mà tạo điểm nhấn ở mặt cảm xúc. Phần biên tập chương trình cân đối, tiết mục khách mời xen kẽ hợp lý, đủ thời gian để Hồng Liên giữ sức và chuẩn bị cho các ca khúc sau đó.
Sources: vnexpress |