Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ » Tiểu Sử Bắc Sơn



    Nhạc sĩ Bắc Sơn tên thật Trương Văn Khuê (sinh ngày 25-12-1932 tại Phước Lộc, Long Thành, Đồng Nai), sau một thời gian điều trị căn bệnh ung thư phổi đã từ trần lúc 21 giờ 55 phút ngày 23-2-2005, hưởng thọ 74 tuổi. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngày 3-2-1997. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã viết 500 ca khúc với các thể loại nhạc nhẹ, nhạc âm hưởng dân ca. Linh cữu của nhạc sĩ Bắc Sơn được quàn tại nhà riêng: 130/5 Hồ Bá Kiện, phường 15, quận 10 - TPHCM. Lễ truy điệu được tiến hành lúc 4 giờ 30 ngày 27-2-2005, sau đó đưa về an táng tại Long Thành, Đồng Nai.
    
    Ông là tác giả của 500 ca khúc, 80 kịch bản và tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh. Nghệ sĩ Bắc Sơn đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 21 giờ 55 phút, ngày 23-2-2005. Sự ra đi của nhạc sĩ Bắc Sơn là một mất mát đối với những ai yêu ca khúc mang âm hưởng dân ca. Những ca khúc của ông mộc mạc, chân chất như chính hơi thở cuộc sống người dân đồng ruộng.
    
    Là một nhà giáo dạy học từ năm 1952 đến 1977, ông không chỉ nghiêm khắc với người khác, mà trước hết với chính bản thân mình. Tôi còn nhớ một lần gặp ông tại Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, ông than: “Buồn quá, đám nhỏ bây giờ ở các hãng băng không hiểu cứ bắt qua phải “đẻ” thật nhiều bài. Chúng nói một cách vô trách nhiệm: “Bố viết na ná như Em đi trên cỏ non, Còn thương rau đắng mọc sau hè… là được rồi, cần gì đầu tư, suy nghĩ. Nhạc có tên bố giờ bán chạy như tôm tươi. Cần gì phải tư duy lâu lắc. Qua hổng chịu cách làm ăn như vậy nên chấm dứt hợp đồng. Thời may về than với vợ, bả đưa liền một tập bản thảo: “Thơ của tôi viết những ngày mình xa nhà. Mình đọc coi có ý gì để viết. Thế là buồn ngủ gặp chiếu manh, tôi tìm thấy trong những vần thơ “hai lúa” của vợ sự đồng cảm sâu sắc”.
    
    Rồi ông đọc bằng chất giọng trầm ấm: “Bây giờ anh đi xa, nhớ thương xin gửi lại nhà, gửi cho bụi chuối, luống cà và nụ hoa…” (Tháng mấy anh về?). Thật là đẹp làm sao khi bà gửi gắm niềm thương nhớ ông vào những trang giấy bằng chính nỗi lòng mộc mạc, duyên dáng. Để rồi từ quyển sổ tay vàng úa đó, ông viết hàng loạt ca khúc không chỉ được khán giả trong nước đón nhận mà kiều bào hải ngoại qua tiếng hát Hương Lan bỗng thấy mình đang nhớ về với quê hương và ngưỡng mộ Bắc Sơn – người mang dòng sông dân ca vượt qua ngàn dặm. Những bài hát: Tháng mấy anh về, Hoa đào năm ngoái, Bông bưởi hoa cau, Gió đưa bông sậy, Còn thương góc bếp chái hè, Giấc ngủ trên tay, Mẹ ngồi sàng gạo, Con sáo sậu… đã tiếp nối những giai điệu ngọt ngào như tiếng mẹ ru, như làn gió chở hương lúa trong mùa gặt: Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Sa mưa giông, Bông bí vàng… được xem là dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác ca khúc của ông.
    
    Ông sinh ra và lớn lên tại Phước Lộc, Long Thành, Đồng Nai. Năm ông 14 tuổi, cha ông lên đường tham gia kháng chiến và hy sinh. Ông lớn lên trong sự bao bọc của người mẹ tảo tần làm thuê, cấy mướn nuôi con ăn học. Do vậy mà hình ảnh người mẹ bao giờ cũng hiện hữu một cách trìu mến trong ca khúc của ông. “Nắng lửa thon von chồng con bước lên đường và mẹ ru đứa cháu ngoan như ru con của mẹ, vẫn lời ru hoa cau thơm thiên lý nở” (Giấc ngủ trên tay).
    
    Với phong thái mực thước, chòm râu quai nón bạc trắng và một tâm hồn sâu sắc, ông bước vào điện ảnh, sân khấu bằng phong cách diễn xuất mộc mạc. Khán giả điện ảnh nhớ ông nhiều với những vai nổi bật: Sĩ (Xa và gần), Năm Ngưu (Vùng gió xoáy), Hai Bạc Liêu (Người tìm vàng), Phúc (Cô Nhíp), ông Tư (Con chó phèn)... Và vai Năm Ngưu đã giúp ông đoạt giải Diễn viên xuất sắc tại Liên hoan Phim toàn quốc lần thứ 9. Sự nghiệp điện ảnh của ông có hơn 60 vai diễn chính, phụ. Có phim chỉ thoáng qua màn ảnh nhưng người xem vẫn nhớ một Bắc Sơn đầy ấn tượng. Trên sân khấu màn ảnh nhỏ, trước 1975 ông nổi tiếng là người thực hiện chương trình “Quê ngoại”. Ông viết hơn 80 kịch bản ngắn, dài. Các nhân vật xoay quanh chuyện nhà nông nhưng giàu suy ngẫm vì chính người viết, người dựng yêu cuộc sống thanh bình. Tôi nhớ hình ảnh của ông với nhân vật đại úy Sáu trong vở Cho tình yêu mai sau trên sân khấu Đoàn Kịch nói Bông Hồng năm 1987. Ông diễn thật tinh tế, ẩn chứa đằng sau vẻ bặm trợn là tâm hồn luôn khắc khoải trước những thân phận mà ông đã bắt gặp. Ông có 9 người con, nhưng chỉ có 2 cô con gái theo nghề là ca sĩ Hạ Châu và nghệ sĩ Bích Lan. Chị Lan đã khóc khi nói về cha mình: “Ba tôi luôn động viên các con phải sống chân thành với nghề. Tôi là đứa con gái duy nhất theo nghề diễn viên như ba tôi, nhưng số tôi gian nan lại thiếu cơ hội để thăng tiến. Khi biết tôi bỏ sân khấu chuyển sang kinh doanh, ba tôi buồn lắm... Tuần trước, tôi khoe sẽ đi diễn kịch lại, ba tôi rất vui. Ông nói miễn con theo nghề đem niềm vui cho mọi người là ba sung sướng... Có thể vì nghèo mà ba tôi không có gì để cho các con, nhưng gia tài ông để lại chính là dòng sông nhân nghĩa”.
    
    Bắc Sơn đã ra đi nhưng các tác phẩm, vai diễn của ông vẫn còn sâu đậm trong công chúng.

Source: tranquanghai

Bắc Sơn Nốt Nhạc
» Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè
» Em Đi Trên Cỏ Non
Bắc Sơn Lời Nhạc
» Sa Mưa Giông
» Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè
» Em Đi Trên Cỏ Non
» Ngủ Bên Chân Mẹ
» Cây Khế Sau Hè
» Lk Giấc Ngủ Đầu Nôi
» Qua Nhịp Cầu Tre
» Về Thăm Quê Ngoại
» Còn Thương Góc Bếp Chái Hè
» Bông Bí Vàng
» Tháng Mấy Em Về
» Bông Bưởi Hoa Cau
» Chùm Bông Hoa Khế 2
» Chùm Hoa Phượng Nhỏ
» Mẹ Ngồi Sàn Gạo
» Con Sáo Sậu
» Mùa Bông Điên Điển
» Liên Khúc Quê Hương 5
» Sợi Tóc
» Gió Đưa Bông Sậy
» Đêm Nghe Bài Vọng Cổ
» Hai Mùa Mưa Nắng