Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ » Tiểu Sử Thanh Trúc


    Tên thật: Lâm Quang Măng
    Năm sinh : 1933
    Quê quán : Cà Mau
    Thanh Trúc (tên khai sinh Lâm Quang Măng) quê ở Cà Mau. Anh tập kết ra Bắc từ còn nhỏ, trưởng thành và lớn lên ở miền Bắc XHCN nhưng anh thực sự có những tác phẩm mang nhiều dấu ấn là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt nhất. Nhiều ca khúc được ra đời trong bối cảnh này, nhưng dấu ấn sáng tác của Thanh Trúc là “Câu hát Bông Sen” (sáng tác 1970) Bài hát này rất được hoan nghênh trong vùng giải phóng và do ca sĩ Tô Lan Phương hát lần đầu tiên.
    Ca khúc “Đứng hát trên cầu chữ Y” được viết trong thời gian anh hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Qua ca khúc này Thanh Trúc mơ về một ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, sự lạc quan cách mạng được thể hiện rõ nét bởi ca từ và giai điệu sáng trong nói lên khí phách hiên ngang tự hào của người chiến sĩ giải phóng.
    Trong hoàn cảnh gian khổ, ác liệt của chiến tranh Thanh Trúc đã viết bản ca cảnh dài đầu tiên trong vùng giải phóng (với thời lượng 20 phút): Ca cảnh “Giải phóng”. Đây là một dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp sáng tác của anh, với hoàn cảnh ở chiến trường như vậy, ra đời một tác phẩm hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao không phải người nhạc sĩ nào cũng làm được nhất là khi chiến trường miền Nam ngày càng ác liệt, khó khăn, gian khổ bội phần. Thanh Trúc xứng đáng là một nhạc sĩ - chiến sĩ.
    Khi hoà bình, với cương vị lãnh đạo một Đoàn nghệ thuật lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng “tâm hồn” sáng tác của anh vẫn luôn tuôn trào, một loạt ca khúc đi cùng với những sự kiện lớn:
    Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của bọn Pôn Pốt, anh có mặt ngay tại “trận tuyến” tuyên truyền với ca khúc “Ngày mai anh lên đường”.
    Sẻ chia, lên án và tố cáo trước công luận về nỗi đau của những nạn nhân bị chất độc mầu da cam, anh viết: “Vì sao em chết”, cùng những ca khúc khác như “Ngọn lửa Lê thị Riêng”, “Em là chiến sĩ Giải phóng Quân”, “Thành phố Tình yêu”…

Source: baicadicungnamthang

Thanh Trúc Lời Nhạc
» Em Bé Giải Phóng Quân
» Đám Cưới Làng Quê
» Bên Kia Nỗi Nhớ
» Lara - Khúc Hát Mùa Thu
» Trời Tháng Giêng Mưa Bay
» Những Ngày Tháng Không Tên
» Tình Khúc Cho Mai Sau
» Mấy Nhánh Ngậm Ngùi
» Tháng 9 Và Một Người
» Trên Những Phím Mây
» Mưa Áo Trắng
» Bàn Chân Đi Hoang
» Đoạn Giao Hưởng Buồn
» Ngày Mai Anh Lên Đường
» Dấu Xưa
» Khúc Hát Mùa Thu
» Gọi Người Xa Vời
» Câu Hát Bông Sen
» Ký Ức Kachiusa
» Chia Tay
» Người Lính Già Vui Vẻ
» Nói Đi Anh
» Baby I Am So Sorry
» Vì Sao Em Chết