Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Bảy Nam


    Nghệ sĩ Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam sinh năm 1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang trong một gia đình có 12 người con, mà phân nửa theo nghề hát cải Lương, nổi bật nhất là bà Bảy Nam và chị là bà Năm Phỉ.
    Ngay từ năm 14 tuổi, nghệ sĩ Bảy Nam đã được nghệ sĩ Năm Phỉ - đào chánh của gánh Phước Cương - hướng dẫn nghề hát và nhanh chóng nổi tiếng qua các vai diễn.
    Gánh đại ban Nam Hưng
    Lúc 19 tuổi, cô Bảy Nam, nhờ nguồn tài chánh của ông chồng đầu tiên giàu có tên Sáu Ngọ, đã thành lập, điều khiển và kiêm cả vai trò đạo diễn cho gánh đại ban Nam Hưng vốn quy tụ được nhiều nghệ sĩ hàng đầu lúc bấy giờ.
    Không chỉ làm bầu gánh, nghệ sĩ Bảy Nam hàng đêm còn đóng vai chánh cho những tuồng hát của gánh này nữa. Mặc dù trong nhiều năm nghệ sĩ Bảy Nam nổi tiếng và được nhiều mến mộ qua nhiều vai diễn, kể cả vai Điêu Thuyền trong các tuồng Điêu Thuyền Hí Lữ Bố, Điêu Thuyền Bái Nguyệt…, bà đặc biệt còn thành công trong các vai nam oai phong lẫm liệt như Quan Công, Lữ Bố, hay các vai ông lão như Vương Tư Đồ, Lý Nhu.
    Không dừng lại ở tài nghệ diễn xuất và khả năng quán xuyến một gánh hát đại ban, nghệ sĩ Bảy Nam còn là nữ soạn giả cải lương đầu tiên của Việt Nam, từng biên soạn những vở ăn khách như Gươm Vàng Máu Đỏ, Lê Lợi Khởi Nghĩa, Nỗi Đau Lòng Mẹ, Người Đàn Bà Việt Nam, Tiêu Anh Phụng Loạn Trào…
    Nhưng gánh Nam Hưng phải giải tán vào năm 1935 mà theo tài liệu của soạn giả Nguyễn Phương là vì Cô Bảy Nam ôm đồm quá nhiều việc, nên khó tránh những sơ suất, thất thoát. Và gánh này được được sát nhập với gánh Phước Cương của người chị là Cô Năm Phỉ để trở thành gánh Đại Phước Cương.
    Năm 1937, Cô Năm Phỉ ra đi và thành lập đoàn cải lương Năm Phỉ, sau khi chồng của cô – ông Nguyễn Ngọc Cương – chính thức lấy người em gái là Cô Bảy Nam làm vợ. Nghệ sĩ Kim Cương là một trong 3 người con của hai ông bà.
    Khoảng cuối thập niên 1940, gánh Đại Phước Cương sa sút vào khi ông Nguyễn Ngọc Cương lâm trọng bệnh và qua đời khi gánh này đang trên đường lưu diễn ở Miền Trung. Chồng bà mất trên đường lưu diễn, tứ cố vô thân vào lúc gánh hát sa sút, bà không có tiền an táng người thân, phải nhờ sự giúp đỡ của các vị Mạnh Thường Quân ái mộ cải lương ở địa phương.
    Khoảng 6 năm sau khi người chồng thứ nhì – ông Nguyễn Ngọc Cương qua đời, soạn giả Duy Lân của đoàn hát Nam Phong, nơi bà Bảy Nam là một trong những nghệ sĩ nồng cốt, đã gá nghĩa vợ chồng với bà. Bầu gánh Nam Phong là cô chín Bia, em ruột bà Bảy Nam, và đào chánh của gánh lúc bấy giờ là nghệ sĩ Kim Cương.
    Trong lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh
    Nghệ sĩ Bảy Nam không những nổi tiếng trong lãnh vực cải lương, mà còn được nhiều mến mộ trong lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh. Theo soạn giả Nguyễn Phương thì bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên ở Saigòn được công ty điện ảnh Intermondial mời đóng với các diễn viên như Daniel Gélin, Anne Méchard trong phim Mort en Fraude của đạo diễn Marcel Camus.
    Và bà từng tham gia trong các bộ phim Việt Nam như Hoa Lục Bình, Ngọn Cỏ Gió Đùa, Về Nguồn, Một Thoáng Đam Mê…
    Có lẽ khó có ai thay thế nghệ sĩ Bảy Nam qua các vai diễn xuất sắc của bà trong những vở kịch như Bông Hồng Cài Áo, Vực Thẳm Chiều Cao… Và nhất là, khán giả khó mà cầm được nước mắt khi xem vở Lá Sầu Riêng, với hình ảnh Bà Bảy Nam qua vai người mẹ quê, nghèo khổ trong chiếc áo dài sờn vai, lắm chỗ vá, đầu đội chiếc nón lá bung vành, tai mang cái giỏ đệm xác xơ, đã phải nén đau thương, uất nghẹn, lê những bước chân ngập ngừng tới nhà xui gia bất đắc dĩ vốn là cường hào ác bá để thăm người con gái là cô Diệu - do Kim Cương thủ diễn – cùng đứa cháu ngoại tên Sang.
    Nghệ sĩ tài danh Bảy Nam mất đi, để lại cho đời 20 tuồng, kịch và một cuốn hồi ký về cuộc đời sân khấu của bà.

Source: maxreading

Tên Bài Báo về Bảy NamNgày Đăng
 Ngày Ấy - Bây Giờ Của Diễn Viên Phim 'Nước Mắt Học Trò' 29 Tháng 08, 2015
 Nghệ Sĩ "Gạo Cội" Cùng Tưởng Nhớ NSND Bảy Nam 29 Tháng 07, 2014
 Bất Ngờ Về Nghệ Sĩ Bảy Nam & Những Chuyện Kỳ Lạ Của “Vua Tài Liệu” 06 Tháng 10, 2013
 Sao Việt Hội Tụ Đêm “Xa Mẹ” 07 Tháng 10, 2011
 NSND Bảy Nam Vị Tổ Sống Của Cải Lương Nam Bộ Qua Đời! 19 Tháng 08, 2004
Bảy Nam Tân Cổ
» Lá Sầu Riêng